12 địa điểm lễ tạ cuối năm cực linh thiêng nhất định không thể bỏ qua

12 địa điểm lễ tạ cuối năm cực linh thiêng nhất định không thể bỏ qua, gia đình Việt nào đi cũng rước lộc về tận nhà, may mắn cả năm

Mỗi năm, cứ vào dịp tháng Chạp, nhà nhà, người người hăm hở lên đường lễ tạ ở những nơi đã “xin lộc” đầu năm.
Vào thời điểm cuối năm, nhiều gia đình đi tạ lễ cuối năm ở những địa danh họ từng xin lộc đầu năm. Để tạ lễ linh thiêng, bạn nên đến những địa danh nổi tiếng sau.

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh: Xin lộc rơi lộc vãi

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương về đây xin lộc rơi lộc vãi.
Theo dân gian truyền miệng thì, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới để có được một năm kiếm thật nhiều tiền và kinh doanh thuận lợi.

Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Các thương gia, các nhà doanh nghiệp thường tìm đến cửa Bà.

Đền bà chúa kho
Đền bà chúa kho

Đa số mọi người chỉ lên xin lộc rơi lộc vãi, nhưng để tỏ lòng thành kính năm nào người dân cũng đến tạ lễ Bà.
Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ Việt Nam đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã mất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

2. Đền Trần Nam Định: Xin Ấn cầu tài

Đền Trần (Trần Miếu) là một đền thờ ngụ tại đường Trần Thừa phường Lộc Vượng thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.

Hàng năm vào ngày 14 tháng giêng Âm lịch, Nam Định tổ chức lễ khai Ấn Đền Trần. Mặc dù Ấn được phát trong đêm 14 nhưng từ mùng 7, mùng 8 Tết quanh khu vực đền Trần đã tấp nập du khách hành hương.

Đền Trần Nam Định
Đền Trần Nam Định

Theo tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai Ấn

3. Phủ Tây Hồ: Cầu tài lộc

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Mỗi năm, dịp Tết đến xuân về, không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội đều đến đây thắp hương cầu phúc với hi vọng một năm may mắn và an lành. Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ

Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ). Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

4. Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được biết đến như một nơi cầu may đầu năm yêu thích của nhiều người. Khi đi làm lễ cầu may đầu năm tại ngôi chùa này nhiều doanh nhân thường kết hợp với việc đi du lịch tại khu danh thắng Tràng An.

Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…

5. Chùa Yên Tử

Là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.

Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử

Với nhiều doanh nhân dù đây không phải là một ngôi chùa nổi tiếng về làm ăn nhưng là một nơi rất tốt để cầu an.
Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí.

6. Chùa Hương

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Chùa Hương
Chùa Hương

Đền Trình Chùa Hương là nơi du khách không thể bỏ qua khi đến khu quần thể này. Đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến, cách bến đò khoảng 500m, thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương nhưng vô cùng linh thiêng. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu lộc, cầu may.

7. Đền ông Hoàng Mười (Nghệ An): Cầu tài, lộc

Đền ông Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền nổi tiếng ở Nghệ An thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười. Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên. Đền thờ Ông Hoàng Mười còn có một địa điểm khác đó là Đền Chợ Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Đền ông Hoàng Mười (Nghệ An): Cầu tài, lộc
Đền ông Hoàng Mười (Nghệ An): Cầu tài, lộc

Hàng năm vào dịp đầu năm mỗi ngày đền ông Hoàng Mười đón hàng chục ngàn người dân địa phương và khách thập phương đến đi lễ. Mọi người dâng cờ quạt, bút sách, tiền vàng… để cầu tài cầu lộc, cầu mong bình yên, cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.

8.Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) – Cầu may mắn và bình an

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta. Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Đền Bắc Lệ nằm trên một quả đồi cao, xung quanh rợp bóng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Ngoài ra, được suy tôn trong đền còn có Chầu Bé – một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Người dân ở đây tin rằng đến đây sẽ cầu được may mắn và bình an.

Nếu còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, bạn hãy tìm đến đền Bắc Lệ. Dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam.

9. Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình) – Cầu duyên, cầu tự

Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Từ thành phố Ninh Bình theo đại lộ Tràng An 10 km tới chùa. Chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.

Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình) – Cầu duyên, cầu tự
Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình) – Cầu duyên, cầu tự

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh – Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.

Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư. Cũng vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu hiếm muộn đường con cái.

10. Chùa Ông (TP.HCM) – Cầu duyên

Chùa Ông (còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán) hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Ông (TP.HCM) – Cầu duyên
Chùa Ông (TP.HCM) – Cầu duyên

Đây là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày. Chùa nổi tiếng linh tiếng trong cầu duyên. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.

11. Đền Chử Đồng Tử

Đền Chử Đổng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử.

Đền Chử Đồng Tử
Đền Chử Đồng Tử

Mối lương duyên của Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm trong suốt cả năm.

12. Đền Cờn Nghệ An

Nằm ở xã ven biển Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Đền Cờn là một di tích lịch sử nổi tiếng linh thiêng của tỉnh Nghệ An. Theo xếp hạng của nhân dân thì đền Cờn đứng đầu cả về mặt nghệ thuật cũng như về mặt tín ngưỡng. Nơi đây thờ Tứ Vị Thánh Nương, là các nữ thần bảo vệ dân chài, vốn là một tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của các cư dân ven biển Thanh Hóa, Nghệ An và nhiều nơi khác .

Đền Cờn và tục thờ Tứ vị Thánh nương
Đền Cờn và tục thờ Tứ vị Thánh nương

Lễ hội đền Cờn là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An. Trước đây, lễ hội mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay được tổ chức trong ba ngày 19-20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm cuốn hút đông đảo du khách thập phương về dự.

Người dân đến Đền Cờn đều mong muốn rút được quẻ thẻ may mắn đầu năm, tương truyền nếu ai rút được quẻ thẻ 100 sẽ có một năm nhiều tài, nhiều lộc.

HẠT DỔI TÂY BĂC

Viết một bình luận