• Home
Thế giới tâm linh – Khoa học huyền bí
keep your memories alive

Home » Tết Nguyên Đán
Tag:

Tết Nguyên Đán

Mâm ngũ quả
Xem bói

Biết 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành giúp gia chủ phát tài phát lộc

by Tâm linh 02/02/2021
written by Tâm linh

Mâm ngũ quả vừa là vật trang trí cho ngày tết, cũng là lễ vật kính dâng lên thần linh và tổ tiên đồng thời qua đó gửi gắm ước nguyện cầu mong một năm mới khỏe mạnh, sung túc, an khang, hạnh phúc, phát tài, phát lộc. Nhờ có mâm ngũ quả mà không khí ngày tết trở nên đầm ấm, thân thương hơn,…

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là xuất phát từ ngũ hành trong triết học cổ phương Đông. Theo quan niệm này thì thế giới được tạo nên bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và 5 yếu tố này thể hiện bằng 5 màu sắc: Kim màu trắng, Thủy màu đen, xanh dương, Mộc xanh lục, Hỏa màu đỏ và Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 hành với 5 màu đồng thời thể hiện sự đầy đủ, sung túc.

Thông thường 5 loại quả trong mâm ngũ quả gồm:

1Nải chuối

Trong mâm ngũ quả không thể thiếu đi nải chuối, nải chuối màu xanh tượng trưng cho hành Mộc. Ngoài ra nải chuối có các quả tượng trưng cho bàn tay có ý đùm bọc, gắn kết.

Chuối thờ tết

Chuối thờ tết

2Quả bưởi

Quả bưởi màu vàng tượng trưng cho hành Thổ cầu mong phúc lộc, có thể thay thế quả bưởi bằng quả phật thủ màu vàng cũng được.

Bưởi thờ tết

Bưởi thờ tết

3Quả táo đỏ

Quả táo có màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa cầu mong sự đầm ấm, sung túc đồng thời màu đỏ cũng là màu của sự may mắn, phát tài.

Táo đỏ thờ tết

Táo đỏ thờ tết

4Quả roi (miền Nam gọi là quả mận)

Quả roi theo cách gọi của miền Bắc còn miền Nam gọi là quả mận có màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu của loại quả này thể hiện ước nguyện cầu mong cho tiền tài, công danh được như ý.

Qủa roi thờ tết

Qủa roi thờ tết

5Quả Nho đen

Nho có màu đen sẫm tượng trưng cho Hành Thủy. Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.

Nho thờ tết

Nho thờ tết

Ngoài ra, bên cạnh việc chọn mâm ngũ quả theo ngũ hành thì nhiều gia chủ chọn mâm ngũ quả theo ý nghĩa của từng loại quả ví dụ như: quả sung tượng trưng cho sự sung túc, quả đu đủ là đầy đủ thịnh vượng, quả xoài là cầu mong không thiếu thốn, quả đào là thăng tiến, quả táo to, đỏ là phú quý, quả quýt và quả cam canh chín đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, thành đạt.…

Việt Nam có sự đa dạng về vùng miền nên mâm ngũ quả cũng khác nhau để có mâm ngũ quả đẹp nhất thì bạn hãy chọn mâm ngũ quả theo ngũ hành đồng thời kết hợp theo đúng ý nghĩa của nó để có sự trọn vẹn nhất.

02/02/2021 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Tâm linh

Những món không thể thiếu trong mâm cúng Tết Hàn (3/3) thực ai cũng cần phải biết

by Tâm linh 25/03/2020
written by Tâm linh

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Mâm cúng Tết Hàn thực vô cùng quan trọng với những món đồ không thể thiếu dùng để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

mam cung tet han thuc 33 253 ngoisao.vn w1000 h1155

Mâm cúng Tết Hàn thực.

Bánh trôi, bánh chay

Trong mâm cúng Tết Hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, đổ nước đường lên trên.

Nói về con số bát bánh trôi và bánh chay phải là 5 hoặc 3 bởi vì cha ông ta quan niệm số lẻ là số tâm linh. Người ta thắp hương cũng thường thắp 1 nén hoặc 3 nén, 5 nén chứ ít khi thắp số chẵn.

Ly nước sạch

Mỗi lần thắp hương gia tiên, người nhà đều không quên thay một ly nước sạch trên bàn thờ. Trong mâm cúng Tết Hàn thực cũng cần phải có một ly nước sạch. Theo nhiều người thì ly nước sạch biểu hiện cho tâm của gia chủ. Tâm của gia chủ có thanh tịnh như nước không chứ không phải ly nước đó cúng để cho Phật hay tổ tiên uống.

Hương, hoa, trầu cau

Trong mâm cúng Tết Hàn thực của người Việt đều không thể thiếu được nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ để thể hiện lòng thành kính của con cháu với gia tiên

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là thứ cần thiết phải có trong dịp Tết Hàn thực. Trong đó, mâm ngũ quả sẽ có 5 quả theo 5 màu sắc khác nhau. Hoặc đơn giản hơn, gia đình có thể chỉ bày biện 1 đĩa quả tươi thành tâm trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực.

* Thông tin mang tính chất tham khảo.

25/03/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Văn khấn mùng 1 tết
Tâm linh

Bài khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết Canh Tý

by Tâm linh 24/01/2020
written by Tâm linh

Xin giới thiệu bài văn khấn cúng tổ tiên ngày mùng 1 Tết (trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin), độc giả có thể tham khảo:

Văn khấn mùng 1 tết

Văn khấn mùng 1 tết

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tý.

Chúng con là: … hiện cư ngụ tại…

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mùng một đầu xuân, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

24/01/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Nên mặc quần áo sặc sỡ, tươi vui trong ngày Tết, tránh mặc quần áo đen - trắng.
Tâm linh

Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa để năm mới Canh Tý 2020 may mắn, bình an

by Tâm linh 24/01/2020
written by Tâm linh

Để năm mới may mắn, bình an, cần lưu ý một số điều trong đêm giao thừa như kiêng kỵ mặc quần áo đen – trắng, tránh cãi cọ, kiêng quét dọn nhà…

Kiêng mặc quần áo màu đen hoặc trắng

Theo phong tục Việt Nam, màu đen – trắng tượng trưng cho sự tang tóc. Vì thế, trong ngày Tết cũng như trong đêm giao thừa, chúng ta nên tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng.

Thay vào đó, mọi người nên mặc các trang phục có màu sắc rực rỡ, tươi tắn như màu đỏ, vàng giống như là cách mang lời chúc an lành tới bản thân và những người xung quanh.

Cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói

Theo một số chuyên gia văn hoá, nên kiêng kỵ nói câu phủ định trong đêm giao thừa. Đồng thời, tránh nói những từ mang điềm xấu, khiến người khác liên tưởng tới sự xui xẻo.

Nên mặc quần áo sặc sỡ, tươi vui trong ngày Tết, tránh mặc quần áo đen - trắng.

Nên mặc quần áo sặc sỡ, tươi vui trong ngày Tết, tránh mặc quần áo đen – trắng.

Giao thừa là thời điểm cả gia đình đoàn tụ, quây quần. Vì vậy, cần giữ hoà khí, không tranh cãi, gắt gỏng, bực tưc, lớn tiếng. Tránh la mắng, tránh tiếng khóc để giữ cho năm mới luôn vui vẻ, hoà thuận.

Kiêng kỵ trong lúc cúng giao thừa

Trước khi cúng giao thừa, mời linh hồn tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn, không bị hỏng, ôi thiu…

Trong lúc cúng, không nên gọi to tên trẻ con trong nhà, tránh gây tiếng động lớn vì sẽ kinh động tới quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn, sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu.

Sau khi cúng, chỗ 2 bên bàn thờ không ai được ngồi. Dân gian quan niệm nếu ngồi ở vị trí này thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên.

Kỵ người khách đến làm phiền trong lúc gia đình đang ăn cơm bởi sẽ khiến năm mới không được an bình. Ngoài ra, có lưu ý nhỏ là không được đem trà thừa đổ trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.

Kiêng kỵ trong lúc đón giao thừa

Đêm giao thừa cũng như ngày đầu tháng, phải luôn kiêng kỵ, tránh làm đổ vỡ đồ vật. Theo quan niệm xưa, điều này điểm báo có chuyện chẳng lành.

Tránh soi gương vì gương được coi là cửa sổ kết nối thế giới âm – dương. Nếu soi gương có thể gặp “ác ma”, mang lại xui xẻo, tai hoạ cho bản thân và gia đình.

Nên làm những gì trong đêm giao thừa?– Gia đình nên đoàn tụ, sum vầy bên nhau trò chuyện, ăn uống tưng bừng nhằm chào đón năm mới vui tươi, đầm ấm.

– “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”: Có thể mua chút muối ngay trong đêm giao thừa hay ngày đầu năm mới. Muối tượng trưng cho sự mặn mà trong tình cảm, mua muối là mong muốn tình cảm gia đình luôn yên ấm, thuận hoà.

– Dọn dẹp nhà cửa hoàn tất trước năm mới để tẩy rửa, xóa sạch những điều không hay của năm cũ vì dân gian có tục kiêng quét nhà ngày Tết.

24/01/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
tintucvietnam.vn Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời
Tâm linh

Bài cúng giao thừa 2020 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

by Tâm linh 23/01/2020
written by Tâm linh

Dưới đây là gợi ý bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin.

 tintucvietnam.vn Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời


Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

Bài cúng giao thừa ngoài trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

– Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.

– Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý.

Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: .., xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.

Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật, Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Bài cúng giao thừa trong nhà theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin:

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

– Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

– Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

– Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý.

Chúng con là : …sinh năm: …, hành canh: … tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường …, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ thần, Phúc đức chính thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo phủ thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

23/01/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Tâm linh

15 điều kiêng kỵ trong ngày Tết, không biết uổng phí một năm

by Tâm linh 23/01/2020
written by Tâm linh

Người xưa có câu ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’, vì vậy, trong những ngày đầu năm, bạn nên tránh những điều dưới đây để cả năm được suôn sẻ, may mắn.

kieng ky

Vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Theo quan niệm của người xưa, nếu cho ai đó vay mượn tiền bạc, đồ đạc trong những ngày đầu năm, thì cả năm đó gia đình sẽ rơi vào cảnh túng thiếu. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm, ngày đầu xuân mở cửa để đón lộc vào nhà, ngược lại, nếu cho mượn hoặc trả sẽ giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác.

Đổ rác, quét nhà

Nhiều gia đình thường kiêng quét nhà, đổ rác ngày mồng 1 Tết.

Kiêng quét nhà, đổ rác là điều dễ thấy ở nhiều gia đình Việt Nam và Trung Quốc trong những ngày đầu năm mới. Bởi theo quan niệm từ người xưa, quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà, từ đó tiền tài không thể tới với gia đình. Hoặc nếu có quét nhà, rác cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt rác đổ đi.

Người có tang đi chúc Tết

Tết Nguyên đán là ngày vui của mọi nhà, vì vậy những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng 3 ngày. Trong ngày mồng 1 đầu năm, họ cũng kiêng đi chúc Tết, xông đất các nhà khác bởi theo quan niệm của người xưa, người có tang đi chúc Tết sẽ khiến chủ nhà gặp xui xẻo cả năm.

Nếu có người mất vào ngày mồng 1 Tết, gia đình sẽ chưa phát tang vội mà phải đợi tới sáng mồng 2. Nếu có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình đã định liệu được trước thì nên chôn cất ngay trong ngày đó.

Cho lửa, nước đầu năm

Cho lửa đầu năm tức là cho đi vận may, tài lộc của bạn.

Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Vì vậy, nếu cho lửa ngày đầu năm tức là cho đi vận may, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.

Trong khi đó, nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà. Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết.

Làm rơi vỡ đồ dùng gia đình

Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ vỡ. Trong khi đó, dân gian vẫn luôn có quan niệm việc rơi vơ đồ dùng vào những ngày đầu năm sẽ khiến gia đình không gặp được điều cát lành. Không chỉ vậy, rơi vỡ đồ còn báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình.

Động tới dao kéo

Dao kéo là những vật mang sát khí, do đó nên hạn chế động vào chúng trong ngày đầu năm.

Vào ngày mồng 1, tránh dùng các vật nhọn như dao, kéo bởi những vật này có sát khí, có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận, tuổi thọ của gia chủ. Để khắc phục điều này, các gia đình nên cất bớt dao kéo, chỉ nên để lại những cái cần dùng.

Giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Theo quan niệm dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh thủy thần, do đó kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm thần thánh, dẫn đến xui xẻo.

Mặc quần áo màu đen – trắng

Nên mặc quần áo với nhiều màu sắc sặc sỡ trong ngày Tết.

Màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Thay vào đó, họ thường mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, mong muốn một năm mới gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Sử dụng kim chỉ

Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sau này mắt con sẽ bị dẹt như cây kim.

Ăn cháo vào sáng ngày mồng 1 Tết

Không nên ăn cháo vào sáng mồng 1 Tết.

Tương truyền, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, do đó ngày mồng 1 nên nấu cơm để ăn. Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu, việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Ngủ ngày

Theo quan niệm của người Trung Quốc, nếu bạn ngủ vào ban ngày trong những ngày đầu năm thì bạn sẽ lười biếng cả năm đó. Hơn nữa, trong những ngày Tết, nhiều người sẽ tới chơi nhà, chúc Tết nhưng bạn lại ngủ thì quả thực rất thiếu tôn trọng khách.

Ăn món xui xẻo

Nhiều người kiêng ăn tôm vào những ngày đầu năm.

Trong những ngày đầu năm, người Việt thường không ăn thịt vịt, thịt chó, cá mè, mực, ốc,… vì theo quan niệm dân gian, những món ăn này sẽ mang tới điềm xấu. Ngoài ra, một số vùng còn không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm, từ đó công việc sang năm sẽ lùi chứ không tiến.

Đóng cửa nhà

Đóng cửa nhà ngày Tết sẽ khiến gia đình nghèo đói, túng thiếu, trừ khi đi chúc Tết, thăm hỏi. Bởi theo quan niệm dân gian, đóng cửa nhà sẽ khiến các vị thần linh không thể vào chơi nhà, đồng thời thể hiện sự bất kính đối với các vị thần linh, do đó, gia đình sẽ nghèo khó quanh năm.

Nói những điều xui xẻo

Đầu năm không nên nói những điều xui xẻo để tránh rước điềm gở vào người.

Theo người xưa, lời nói đầu năm sẽ ảnh hưởng tới cả năm. Vì vậy, nếu nói lời hay ý đẹp, bạn sẽ gặp nhiều may mắn, ngược lại, nếu nói những điều xui xẻo như “hỏng rồi”, “chết rồi”,… sẽ khiến cả năm gặp vận xui.

Tranh cãi, bất hòa

Trong những ngày đầu năm, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí dù sự việc có khó chịu như thế nào. Người lớn tránh trách mắng trẻ con, mọi người nhường nhịn nhau để một năm luôn vui vẻ, hạnh phúc, êm ấm.

23/01/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Mâm ngũ quả ngày tết
Tâm linh

Sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

by Tâm linh 20/01/2020
written by Tâm linh

Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ. Do đó, các gia đình không chỉ muốn có mâm ngũ quả đẹp mắt, ấm cúng mà còn cần hiểu ý nghĩa mâm ngũ quả để gửi gắm ước nguyện của mình.

Dưới đây là một số lưu ý về bày mâm ngũ quả ngày Tết để tránh những sai lầm, nhằm có được mâm ngũ quả đẹp và gửi gắm được ý nghĩa của gia chủ.

Mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả ngày tết

Sai lầm 1: Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả

Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.

Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).

Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..

Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.

Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.

Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng, chẳng hạn, quả lựu thể hiện mong muốn đông con, nhiều cháu; quả đào (thăng tiến), quả táo to, đỏ (phú quý), quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ (mạnh mẽ, thành đạt), quả thanh long (rồng mây gặp hội), quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn (hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn), quả trứng gà (lekima – lộc trời), quả sung (sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc), quả đu đủ (đầy đủ thịnh vượng), quả xoài (âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn)…

Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.

Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt…

Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).

Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.

Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.

Sai lầm 2: Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Sai lầm 3: Chọn ngay quả chín đẹp

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn.

Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.

Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

Theo Đầu tư chứng khoán

20/01/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp.
Linh hồn

Cúng ông Công ông Táo cần kiêng kị gì để tránh mất tài lộc?

by Tâm linh 11/01/2020
written by Tâm linh

Dưới đây là một số sai lầm trong việc cúng lễ ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết.

Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được những phong tục cúng lễ truyền thống. Dưới đây là một số sai lầm trong việc cúng lễ ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết:

Đặt mâm cỗ lễ cúng ở dưới bếp

Không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp.

Không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp.

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên cần cúng ở dưới bếp.

Tuy nhiên, việc làm lễ cúng ông Công, ông Táo nên được tiến hành ở bàn thờ thần linh, gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. Và tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật. Ngoài ra, có thể đặt mâm lễ Táo Quân ở ngoài trời. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

Cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp

Lễ cúng Táo quân cần phải được tiến hành trước khi ông Công ông Táo bay về trời, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Không dâng cúng ông Công ông Táo những món những món ăn như thịt vịt, thịt chó, thịt chim

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay hoặc mặn. Lễ chay gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Lễ mặn gồm giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng, như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó,…

Không nên cầu xin tài lộc, tình duyên

Có rất nhiều người cúng ông Công ông Táo thường xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc, tình duyên thuận lợi…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.

Thả cá chép từ trên cao

Không đốt vàng mã quá nhiềuTrong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá có nguy cơ sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.

Theo quan niệm dân gian, các Táo ở đây là 2 Táo ông và 1 Táo bà, vì thế gia chủ cần chú ý chuẩn bị đủ 3 bộ mũ áo vàng mã cho 3 vị. Đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành.

Vì vậy, không nên đốt quá nhiều vàng mã. Thông thường người dân sẽ chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn Táo về trời.

Rán cá chép

Nhiều gia đình thường chủ quan và nghĩ rằng việc phóng sinh cá là không cần thiết nên bắt cá chép rán lên để cúng Táo quân mà không biết rằng, đây chính là một trong những điều đại kị khi cúng ông Công ông Táo mà các gia đình tuyệt đối không nên làm.
Mai Anh

(Theo Tạp chí KTMT)

11/01/2020 0 comments
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Bài mới

  • Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2023
  • 43 năm trước, Vanga đã tiên tri về ngày Nga thống trị thế giới
  • Những điểm quan trọng trong lời tiên tri mới nhất của thần đồng Ấn Độ Anand
  • Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Lời nguyền đáng sợ lên nhóm khảo cổ Mỹ
  • Cau lại buồng, trầu hai ngọn là sao?

TIN BỔ ÍCH

  • Cây xạ đen chữa Gan: https://www.youtube.com/watch?v=F1ep-Jnjva8&t=3s
  • Phân biệt tam thất bắc với tam thất nam: https://www.youtube.com/watch?v=YO7-1TTStn4&t=10s
  • Cà gai leo: https://duoclieu365.com/cay-thuoc-quy/ca-gai-leo-la-duoc-lieu-tu-nhien-so-mot-ho-tro-chua-viem-gan-b.html
  • Dược liệu 365: https://duoclieu365.com

Bài xem nhiều

  • 1

    Tháng cô hồn: 5 món ăn đại kị cần phải tránh xa để xua đuổi vận đen, mang may mắn về

    12/08/2019
  • 2

    Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì: Ý nghĩa của Chú Đại Bi

    11/03/2019
  • 3

    Năm 2019 có 3 con giáp đặc biệt may mắn, gặp hung hóa cát, tài lộc dồi dào

    11/04/2019
  • 4

    Làm sao để biết người âm theo phù hộ? Người âm theo phá?

    09/03/2019

Bài ngẫu nhiên

  • Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2023

    13/01/2023
  • 43 năm trước, Vanga đã tiên tri về ngày Nga thống trị thế giới

    16/05/2022
  • Những điểm quan trọng trong lời tiên tri mới nhất của thần đồng Ấn Độ Anand

    16/05/2022
  • Bí ẩn lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Lời nguyền đáng sợ lên nhóm khảo cổ Mỹ

    09/05/2022

 

Thế giới tâm linh

  • Chuyên trang về Thế giới tâm linh – Khoa học huyền bí

  • Những bài viết biên tập đăng trên Blog được sưu tầm từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải.
  • Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian qua, chúc quý Phật tử luôn bình an, may mắn.

 

 

 

 

 

 

  • Facebook
  • Twitter

@2021 - All Right Reserved. Designed and Developed by PenciDesign


Back To Top
Thế giới tâm linh – Khoa học huyền bí
  • Home