Cúng ông Công ông Táo cần kiêng kị gì để tránh mất tài lộc?

Dưới đây là một số sai lầm trong việc cúng lễ ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết.

Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được những phong tục cúng lễ truyền thống. Dưới đây là một số sai lầm trong việc cúng lễ ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết:

Đặt mâm cỗ lễ cúng ở dưới bếp

Không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp.
Không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp.

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên cần cúng ở dưới bếp.

Tuy nhiên, việc làm lễ cúng ông Công, ông Táo nên được tiến hành ở bàn thờ thần linh, gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. Và tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật. Ngoài ra, có thể đặt mâm lễ Táo Quân ở ngoài trời. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

Cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp

Lễ cúng Táo quân cần phải được tiến hành trước khi ông Công ông Táo bay về trời, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Không dâng cúng ông Công ông Táo những món những món ăn như thịt vịt, thịt chó, thịt chim

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay hoặc mặn. Lễ chay gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Lễ mặn gồm giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng, như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó,…

Không nên cầu xin tài lộc, tình duyên

Có rất nhiều người cúng ông Công ông Táo thường xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc, tình duyên thuận lợi…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.

Thả cá chép từ trên cao

Không đốt vàng mã quá nhiềuTrong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá có nguy cơ sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.

Theo quan niệm dân gian, các Táo ở đây là 2 Táo ông và 1 Táo bà, vì thế gia chủ cần chú ý chuẩn bị đủ 3 bộ mũ áo vàng mã cho 3 vị. Đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành.

Vì vậy, không nên đốt quá nhiều vàng mã. Thông thường người dân sẽ chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn Táo về trời.

Rán cá chép

Nhiều gia đình thường chủ quan và nghĩ rằng việc phóng sinh cá là không cần thiết nên bắt cá chép rán lên để cúng Táo quân mà không biết rằng, đây chính là một trong những điều đại kị khi cúng ông Công ông Táo mà các gia đình tuyệt đối không nên làm.
Mai Anh

(Theo Tạp chí KTMT)

HẠT DỔI TÂY BĂC

Viết một bình luận