Sau khi chết con người là gì?

Cảnh giới Chết là điều mà con người đều phải trải qua, tuy nhiên ai cũng muốn biết sau khi chết chúng ta sẽ đi về đâu, như thế nào?

Theo quan điểm Phật giáo (Bắc tông), một người sau khi chết có thể lập tức tái sanh (đối với người tạo nghiệp cực thiện hay cực ác) hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày các hương linh đều theo nghiệp tái sanh

Chúng ta cần hết sức lưu ý vì giáo lý đạo Phật không đề cập đến cõi âm mà chỉ nói đến lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục) cùng thân trung ấm (thân trung gian sau khi chết mà chưa hội đủ duyên để tái sanh). Do đó, nếu các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì chắc chắn họ chưa giải thoát, có thể họ đã tái sanh vào ngạ quỷ (loài đông nhất trong lục đạo, sống gần gũi và có thể giao tiếp, thọ hưởng vật thực loài người dâng cúng).

Theo Phật giáo, con người sau khi chết theo nghiệp tái sanh trong lục đạo chứ không ở trên bàn thờ. Người Phật tử lập bàn thờ để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ quá vãng chứ không phải là thiết lập nơi tọa ngự cho chư vị.
Thời gian kéo dài trung bình để một người đi tái sinh vào một cơ thể mới là bảy tuần lễ. Cứ sau bảy ngày thì thân trung ấm chết đi và rồi tái sinh lại trong một thân trung ấm khác cho đến khi nó bắt được liên lạc với cha mẹ tương lai mới đi tái sinh. Tuy nhiên có nhiều người sau khi chết chỉ mất hai giây họ đã đi tái sinh vào cảnh giới khác.

Bốn mươi chín ngày là thời gian dành chung cho tất cả mọi người, nhưng có một số người khác cứ vất vưởng trong thế giới trung ấm này một thời gian rất lâu, có lúc đến bảy năm mới đi tái sinh. Nếu trường hợp họ bị kẹt lại trong thế giới trung gian này, họ sẽ trở thành ma quỷ. Thông thường khi một người đang hấp hối, chúng ta đọc kinh cầu nguyện hoặc nhắc nhở, họ đều nghe thấy, thậm chí người bất tỉnh cũng thế. Đối với vong linh trong cõi trung ấm cũng có khả năng nghe, cảm nhận và hiểu được khi chúng ta đọc sách “Tử thư Tây Tạng” (Tibetan Book of the Death) để cảnh tỉnh họ.

Vì thế, trong bảy tuần lễ đầu sau khi chết là thời gian rất quan trọng để cho người sống làm mọi việc có thể giúp sức tái sinh cho người chết.

Còn thần thức của những bé chết trước khi sinh (bị sẩy thai), trong lúc sinh hoặc tuổi còn nhỏ, sẽ đi qua các trạng thái trung ấm một lần nữa và nhận thấy một hiện hữu khác. Cha mẹ của họ cũng có thể tạo phước (meri-forious acts) để hồi hướng công đức cho vong linh hoặc thực hiện các pháp dành cho người chết như thọ trì thần chú Kim cương Tát đỏa một trăm âm (Hundred – syllable mantra of vajrasattva Helve norg), đủ túc số 100 biến, cúng dường đèn, bố thí, phóng sinh các loài vật… để giúp cho thần thức của hài nhi đó được nhẹ nhàng và dễ dàng tìm lối tái sinh.

Không thể xác định thời gian chính xác là bao lâu. Nếu một người không phải tái sinh vào cõi người thì họ liền thác sinh đến cõi khác chứ không qua giai đoạn thân trung ấm. Nhưng nói chung một người có thể ở trong cõi trung ấm trung bình là 49 ngày, có người ở một ngày, bốn ngày và có khi bảy ngày… Trong thời gian trụ lại trong trung ấm thân, vong linh tìm kiếm một đời sống tương lai khế hợp với nghiệp của mình để tái sinh.

Không phải ai chết cũng qua giai đoạn thân trung ấm. Có một số người tu tập chứng ngộ, có một đời sống phạm hạnh và lợi lạc, khi chết họ trực tiếp tái sinh vào cảnh giới tốt lành chứ không qua giai đoạn trung gian này. Một người phạm tội ngũ nghịch (giết cha mẹ, phá hoại chánh pháp…), hoặc có một đời sống tiêu cực, ác độc… thì sẽ đọa liền vào địa ngục, hoặc một cõi xấu nào đó chứ không qua giai đoạn thân trung ấm.

HẠT DỔI TÂY BĂC

Viết một bình luận