Trang phục trong đám tang theo truyền thống người Việt là màu trắng, trong đó khăn tang là không thể thiếu. Vậy tại sao khăn tang lại có trong đám ma và cách thức đeo khăn tang như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ý nghĩa của khăn tang trong đam ma.
Có thể thấy trang phục trong lễ tang ngoài ý nghĩa để biểu thị tình cảm và thái độ với người đã khuất thì còn để phân biệt mối quan hệ thân sơ ruột thịt xa gần nữa như:
- Con trai (một số nơi có cả cháu đích tôn): áo vải xô, dây chuối đai thắt lưng, mũ rơm và gậy tang (gậy tre để tang bố, gậy vông để tang mẹ).
- Con gái, con dâu: áo vải xô, khăn quấn đầu màu trắng.
- Con rể: áo vải xô, khăn trắng cột đầu.
- Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.
- Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.
- Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
- Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.
Cách đeo khăn tang như thế nào?
Cách để tang theo thời gian cũng tùy từng địa phương và điều kiện của từng địa phương đó. Trước đây, thời gian để tang thường là 3 năm (cho đến khi cải táng), tuy nhiên hiện nay, thời gian để tang có thể là 1 năm, 100 ngày hoặc 49 ngày.
Nhìn lại, trang phục lễ tang Việt Nam đã có từ lâu đời. Xưa nay, khi phát tang thường là dùng màu trắng may bằng các loại vải thô, rẻ tiền như xô, gai… Khi may, khi mặc, còn cố tình làm cho xấu xí đi để tỏ lòng thương tiếc đối với người quá cố, để chứng minh bản thân người sống đau buồn đến mức không muốn hưởng thụ gì là vui, sướng, đẹp… Thực chất tình cảm có thể như vậy.
Xét về nhiều mặt, để tang như vậy là thuận hợp, vừa giản dị, tiết kiệm, vừa không cắt đứt truyền thống dân tộc mà vẫn không hề có gì làm giảm bớt tình cảm thương tiếc đối với người quá cố. Điều quan trọng là ở ý thức, thái độ của mọi người trong đám tang.