Báo ứng vì phỉ báng Thần Phật: Hại người là hại chính mình

Từ xưa vốn đã có những người không tin Thần Phật, cho nên họ mới vô tri mà buông lời nhục mạ, phỉ báng Phật Pháp. Nhưng nhân quả báo ứng, thiện ác hữu báo, người phỉ báng Phật Pháp không chỉ hại người mà còn hại chính mình.

Khi Đức Phật ở nước Xá Vệ, Ngài thường thuyết Pháp khai thị cho các chúng sinh.

Lúc đó có một người ngoại đạo tên là Ma Na Kỳ Nữ vốn mang nghiệp rất nặng, chưa từng được Phật Pháp tịnh hóa. Một hôm, ở Kỳ Viên Tinh Xá, Đức Phật khai thị yếu lĩnh Phật Pháp cho mọi người. Ma Na Kỳ Nữ nghe tin vô cùng mừng rỡ, cô nghĩ: “Hôm nay mình nhất định lăng nhục Phật trước đại chúng, để mọi người không tin Phật nữa. Như thế thì sư phụ của mình sẽ có nhiều người cúng dường hơn”.

Ảnh “Thập Điện Diêm Vương” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Ảnh “Thập Điện Diêm Vương” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Sau đó cô giấu chiếc chậu gỗ trong áo, chạy đến Tinh Xá, và trước mặt mọi người cô chỉ vào Đức Phật mà nói: “Mọi người chớ có tin ông ấy, vì người thuyết Pháp này đã làm tôi có thai rồi”.

Mọi người đang ngồi nghe Pháp lúc đó, rất nhiều người không hiểu rõ Đức Phật, lòng tin không kiên định, nghe thấy những lời phỉ báng của Ma Na Kỳ Nữ, liền tin là thật. Nhưng vẫn có những người chân chính kiên định tin Phật Pháp, trong lòng họ vô cùng minh bạch: Đức Phật vốn là thái tử cao quý, ngay từ đầu đã có thể rời bỏ vô số cung tần mỹ nữ trong cung, xuất gia tu hành rồi khai ngộ, sao có thể vì cô gái này mà hủy hoại phạm hạnh của mình chứ?

Thiên Đế của Thiên giới là Thích Đề Hoàn biết đức thế tôn đang thuyết Pháp, nên đã hóa thân thành người thường, thành kính nghe Pháp ở Tinh Xá. Khi ông thấy Ma Na Kỳ Nữ phỉ báng Đức Phật ngay trước mặt mọi người, ông liền hóa thân biến thành con chuột bạch, rồi trèo lên người Ma Na Kỳ Nữ cắn đứt sợi dây buộc chậu gỗ.

Bỗng “bịch” một tiếng, chiếc chậu gỗ rơi xuống đất, mọi người đều trông thấy. Thì ra đây mới là chân tướng sự tình.

Tất cả những ai còn nghi tâm đối với Phật Pháp, người nào người nấy nhìn nhau, trong lòng nghĩ: “Âm thanh gì đấy nhỉ, sao lại chấn động bốn phương vậy?”.

Những người kiên định tín tâm vào Phật Pháp, khi nghe thấy âm thanh đó, ai nấy đều vui sướng nhảy múa, vì cuối cùng chân tướng đã minh bạch rồi.

Lúc đó có một người đứng dậy cầm chiếc chậu gỗ lên hỏi Ma Na Kỳ Nữ: “Đây là con của cô à?”. Đúng lúc đó, mặt đất rung chuyển, bỗng nhiên nứt ra, Ma Na Kỳ Nữ lập tức rơi xuống địa ngục Vô Gián.

Lúc này, những người đã từng nghi ngờ Đức Phật, tất cả đều đến quỳ xuống mà sám hối. Còn những người kiên định tín tâm thì khuyên răn nhau: “Quả báo tội phỉ báng là như thế đó, kết cục của Ma Na Kỳ Nữ chính là minh chứng rõ ràng!”.

***

Luật nhân quả báo ứng, thiện ác hữu báo là một trong những đức tin cơ bản nhất của dân tộc ta, đã trải qua hàng ngàn năm nay, hun đúc nên nền văn minh Đại Việt rực rỡ. Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, và tín ngưỡng dân gian thờ các anh hùng có công với đất nước, thờ ông bà tổ tiên là nền tảng xây dựng lên nền đạo đức xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc mấy nghìn năm nay, giúp dân tộc Đại Việt lập nên những trang sử hào hùng, vượt qua những kiếp nạn lịch sử, vượt qua hàng chục lần xâm chiếm đô hộ của ngoại bang, giữ cho hồn đất Việt trường tồn, tránh được những mưu đồ phá hoại văn hóa truyền thống dân tộc.

Một dân tộc có bề dày văn hóa truyền thống với nền văn minh cổ rực rỡ, sẽ không dễ bị đồng hóa, bị diệt vong. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc và trăm năm Pháp thuộc, đều nhờ vào cái hồn văn hóa Việt: Kính Thần Phật, thờ ông bà tổ tiên, tin nhân quả, vui tích đức hành thiện, sống bao dung nhân ái, lá lành đùm lá rách.

Tuy nhiên mấy chục năm gần đây, người không tin Thần Phật nhiều lên, họ chỉ tin vào đời này, tin vào vật chất, địa vị, danh vọng họ giành được mới là có giá trị, có ý nghĩa, mới là mục tiêu sống và phấn đấu. Vô hình trung đã phá vỡ mất nền tảng đạo đức ước thúc, quy chính các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, khiến xã hội xảy ra nhiều vấn nạn nhức nhối mọi lúc mọi nơi. Các vụ đâm chém cướp giết, bắt cóc tống tiền, buôn bán người, vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em đánh chém tàn sát nhau, chỉ vì chút tư lợi cỏn con, hay chỉ vì vài câu mắng chửi. Người người đối với nhau như kẻ thù, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, thật giả khó phân, vàng thau lẫn lộn, thiện lương bị đè nén, cái ác lên ngôi…

Chỉ vì tiền bạc, danh lợi, địa vị, người ta sẵn sàng lăng mạ, phỉ báng, mạt sát, thậm chí tàn sát nhau. Hoặc sẵn sàng khom lưng quỳ gối nghe theo phường gian ác, ức hiếp người thiện lương, dập vùi người yếu thế. Vứt bỏ nhân cách và phẩm giá của con người cao quý, đổi lấy tiền bạc và công danh, tự biến mình thành công cụ cho kẻ khác, sẵn sàng hành ác.

Chúng ta có thể thấy xung quanh mình nhiều kẻ hành ác sau một thời gian đều gặp báo ứng, như bệnh tật hiểm nghèo, tai nạn. Kẻ nhẹ thì bệnh tật đầy thân, tiêu tán tiền tài, gia đình ly tán, con cái quậy phá, nghiện ngập hư hỏng. Kẻ nặng thì liệt giường liệt chiếu, tay trắng lìa đời ở tuổi tráng niên. Cũng có quả báo vạ lây gia đình, cha mẹ, anh em, vợ con.

Nhưng những người này thường không ngộ ra được, vẫn cho tai nạn và vận hạn ấy là ngẫu nhiên, không biết sám hối, chẳng hiểu quay đầu là bờ, vẫn mê muội dấn sâu vào chỗ hiểm, cho đến khi báo ứng lìa đời, sống trong ảo mộng, chết trong mê mờ. Bao sức lực, bao lao tâm khổ tứ, cả đời tranh giành đấu đá, hại người lợi mình để giành được tiền tài và danh vọng, đến khi nhắm mắt xuôi tay, trần trụi ra đi trong đau khổ mới hiểu ra cuộc đời là gì thì đã muộn rồi.

Từ xưa vốn cũng đã có những người không tin Thần Phật, chỉ có điều số người đó rất ít, nên xã hội hàng ngàn năm vẫn giữ được đạo đức, ước chế, quy phạm hành xử. Các bậc trưởng lão phụ huynh những người ấy cũng thường răn dạy họ để họ tránh đi vào đường ác, rằng “Thà tin rằng có, còn hơn là không”. Những người này tuy không tin Thần Phật, nhân quả, nhưng họ cũng hiểu được đạo lý này, nên cũng cố gắng tránh làm điều ác, không phỉ báng Thần Phật, không chửi mắng, đánh đập người khác. Họ là người thông minh, họ nghĩ rằng nếu không có Thần Phật, quả báo, thì họ cũng chẳng bị mất gì, thiệt hại gì, chỉ “mất đi” cái xấu, cái ác. Còn nếu thực sự có Thần Phật, quả báo, thế thì họ quá may mắn, đã tránh được bao nhiêu ác báo, bao nhiêu vận hạn, bao nhiêu kiếp nạn ở đời này, và tránh bị đọa vào ác đạo súc sinh, địa ngục, ngạ quỷ ở những kiếp sau.

Những người già vẫn thường hay dạy bảo con cháu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thật đúng đắn và trí tuệ. Lời nói này đồng nghĩa với đạo lý “Thà tin rằng có, còn hơn là không”, tức là dành cho những người không tin Thần Phật, nhân quả. Có điều, nhiều người ngày nay lại hiểu sai lời dạy cổ nhân, mù quáng thờ cúng, cầu khấn, bái lạy, thì lại chuyển sang một thái cực khác, cũng là sang cái sai khác, đó là niềm tin mù quáng, gọi là “dị đoan”.

Người không tin nhân quả có thể sẽ buông thả đạo đức, dễ phạm vào việc ác. Nhưng người phản đối nhân quả thì chắc chắn là người ác, và là người có vấn đề về đạo đức.

Theo DKN

HẠT DỔI TÂY BĂC

Viết một bình luận